Giới thiệu Hội Y Học Tái Tạo

Tôn chỉ, mục đích của Hội

Tôn chỉ, mục đích
Hội Y học tái tạo và trị liệu tế bào Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các bác sĩ, nhân viên y tế, các nhà khoa học làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng, chăm sóc, điều trị bẳng tế bào gốc, tế bào miễn dịch và các liệu pháp tế bào khác nhằm mang đến các phương pháp điều trị tối ưu, hiệu quả cho các căn bệnh mà các phương pháp điều trị truyền thống chưa có trị hiệu quả. Hội là nơi tập hợp các nhà khoa học, các nhân viên y tế ưu tú, đoàn kết, nỗ lực để phát triển chuyên ngành y học tái tạo và trị liệu tế bào.

Nhiệm vụ của Hội

1. Tập hợp và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, tham gia các lớp đào tạo và quan hệ hợp tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực Y học tái tạo và trị liệu tế bào, góp phần phát triển nền Y học Việt Nam
2. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước về các chủ trương, chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực mà Hội hoạt động để tạo điều kiện cho sự phát triển chuyên ngành Y học tái tạo và trị liệu tế bào Việt Nam.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan tới chức năng nhiệm vụ của Hội. Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên khoa khác có liên quan ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Tư vấn cho các cấp có thẩm quyền Phương hướng phát triển chuyên môn Y học tái tạo và trị liệu tế bào. Phản biện và giám định xã hội đối với các Dự án, công trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xã hội có liên quan đến lĩnh vực Y học tái tạo và trị liệu tế bào.
5. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên trong lĩnh vực y học tái tạo và trị liệu tế bào. Phổ biến kiến thức cho hội viên, cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của Pháp luật.

Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng lao động Nguyễn Thanh Liêm

Ông nguyên là Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, nguyên Chủ tịch Hội phẫu thuật Nhi Việt Nam, nguyên Giám đốc bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. Hiện nay ông là Viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec và là Giám đốc trung tâm Y học tái tạo và trị liệu tế bào Bệnh viện Vinmec Times City..

Ông đã được phong tặng các danh hiệu Nhân tài đất Việt, Anh hùng lao động thời kì đổi mới, được tạp chí khoa học Asian Scientist (Singapore) bình chọn là 1 trong 100 nhà khoa học hàng đầu của châu Á năm 2019. Ông được tặng giải thưởng Nikei dành cho nhà khoa học xuất sắc nhất trong linh vực khoa học và công nghệ năm 2018 vì những đồng góp quan trọng thúc đẩy ứng dụng phẫu thuật nội soi trẻ em và ứng dụng tế bào gốc. Ông đã công bố hơn 120 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế và hơn 200 bài báo xuất bảng trong nước, là đồng tác giả của 3 quyển sách phẫu thuật Nhi xuất bản tại Anh và Mỹ.

Đại tá. PGS.TS Nguyễn Trung Chính

Giám đốc Bệnh viện Phương Đông

PGS. TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung

Phó Trưởng Khoa Sinh học

Trưởng Bộ môn Sinh học Tế bào

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội

334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

PGS.TS Hoàng Thị Mỹ Nhung hoàn thành bằng Tiến sĩ năm 2008 tại trường Đại học Grenoble I – Cộng hòa Pháp về Aurora kinase và Survivin protein trong phát triển liệu pháp điều trị ung thư. Đồng thời, PGS Nhung cũng xây dựng và phát triển các mô hình ung thư từ cấp độ phân tử, tế bào nuôi cấy 2D, khối ung thư 3D, và mô hình in vivo. Các hướng nghiên cứu chính hiện nay tập trung vào:

(1) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng liệu pháp tế bào bào miễn dịch trong điều trị hỗ trợ ung thư (tăng sinh tế bào miễn dịch, nghiên cứu hệ tiết (secrotome) của tế bào miễn dịch (DC-exosome) ứng dụng trong vaccine chống ung thư).

(2) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo: phát triển công nghệ phân lập, nuôi cấy và tăng sinh tế bào gốc trung mô từ mô mỡ, tủy xương, cuống rốn, máu cuống rốn, niêm mạc tử cung và các nguồn khác; ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong in 3D sinh học; đánh giá mối tương tác giữa tế bào gốc và tế bào ung thư.

Đã công bố hơn 90 bài báo, trong đó có 50 bài quốc tế, và sở hữu 01 bằng Giải pháp hữu ích về Quy trình phân lập exsosome từ môi trường nuôi cấy tế bào tua máu dây rốn.

PGS.TS. Trần Lê Bảo Hà

Công tác tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở thích nghiên cứu của tôi là tế bào gốc, kỹ nghệ mô và vật liệu y sinh. Cụ thể, tôi tập trung vào công nghệ phân lập, nhân nuôi tế bào gốc từ tuỷ răng, tuỷ xương, mô mỡ của người…. để ứng dụng trong y học tái tạo, cũng như chế tạo mô như mô dạng ngà-tuỷ răng, mô da, mô mỡ, mạch máu… bằng kỹ thuật truyền thống và in 3D.

Tính đến nay, tôi đã công bố hơn 100 bài báo trong các tạp chí, hội nghị quốc tế và trong nước, 5 quyển sách và 4 chương sách quốc tế, hơn 50 đề tài khoa học.

PGS. TS. Lê Nghi Thành Nhân

Trưởng bộ môn Ngoại, Đại học Y Dựợc Huế

PGĐ bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế

  • 1993: Tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa tại ĐHY Huế
  • 2010: Tốt nghiệp tại Viện Nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108, Hà Nội
  • 2016 – đến nay: Phó Giáo sư, ĐH Huế
  • Thực tập sinh về chuyên ngành CTCH: Pháp (1997-1998), Đức (2001), Trung Quốc (2002), Mỹ (2005), Estonia (2014).

Chủ biên 1 sách chuyên khảo: Phẫu thuật xâm nhập tối thiểu ứng dụng trong thay khớp háng toàn phần

Tham gia biên soạn 12 sách và giáo trình trong lãnh vực Ngoại khoa và Cấp cứu

Đã công bố nhiếu bài báo trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình và Tạo hình.

PGS. TS. BS Trần Công Toại

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ

Phẫu thuật viên Chấn thương Chỉnh hình

Trưởng Khoa Khoa học cơ bản – Y học cơ sở

Trưởng Trung Tâm Nghiên cứu Y sinh

Trưởng bộ môn Mô – Phôi – Di truyền

Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chủ tịch Hội tế bào gốc TP.Hồ Chí Minh

Tham gia nghiên cứu chế tạo mô vật liệu ghép từ 1992

Công trình nghiên cứu cấp Bộ – Thành phố làm chủ nhiệm hoặc tham gia chính

1994 Nghiên cứu quy trình chế tạo mô ghép đồng loại: màng ối, sụn và màng não.

1995 Nghiên cứu quy trình chế tạo mô ghép xương đồng loại ứng dụng trong ngoại khoa.

1996 nghiên cứu chế tạo san hô biển Việt Nam thành vật liệu ghép ứng dụng trên lâm sàng

1997 fellowship ở Mayo Clinic Minesota về nghiên cứu bảo quản tế bào gốc, chuẩn hóa qui trình hoạt động ngân hàng mô

1998 – 2005 Điều phối viên quốc gia chương trình phát ngân hàng mô khu vực Châu Ấ Thái Bình Dương do IAEA tài trợ

2003 nghiên cứu miễn dịch ghép tại Đại học Louvain Bỉ

2003 Nghiên cứu xây dựng panel lympho và bộ sinh phẩm chẩn đóan kháng nguyên phù hợp mô phục vụ phẫu thuật ghép cơ quan, ghép mô

2004 Xây dựng qui trình nuôi cấy nguyên bào sợi người phù hợp với điều kiện Việt Nam.

2006 Nghiên cứu ứng dụng tế bào vùng rìa giác mạc và bước đầu biệt hoá tế bào gốc máu cuống rốn người – ghép tấm biểu mô giác mạc ca đầu tiên ở Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh 2007

2007 Nghiên cứu điều trị gãy sàn hốc mắt kết hợp lót chỗ gãy bằng chế phẩm san hô lấy từ vùng biển Việt Nam

2009 nghiên cứu nuôi cấy tạo tấm tế bào sừng tự thân qua nuôi cấy, ứng dụng ghép trên trẻ em

2010 Nghiên cứu qui trình phân lập, nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc tủy xương, hướng đến ghép điều trị bệnh lý tổn thương xương (giải khuyến khích khoa học công nghệ Việt Nam 2011)

2016 Nghiên cứu chế tạo tấm tế bào sụn từ màng chân bì và tế bào gốc thu nhận từ mô mỡ hướng đến ứng dụng ghép điều trị bệnh lý thoái hóa sụn khớp.

2018 Nghiên cứu ứng dụng mảnh ghép sụn từ tế bào gốc mô mỡ và màng collagen
điều trị tổn thương bề mặt sụn khớp trên mô hình thỏ.

2023 Nghiên cứu chế tạo exosome từ tế bào gốc trung mô ứng dụng trong thẩm mỹ da

Công bố hơn 80 bài báo trong các tạp chí chuyên ngành có uy tín, bao gồm 20 bài báo bằng tiếng Anh trên các tạp chí quốc tế

Xuất bản 4 sách tiếng Việt, 3 chương trong 3 quyển sách quốc tế tiếng Anh

Hướng nghiên cứu chính chế tạo Mô – Vật Liệu ghép – Tế bào gốc ứng dụng lâm sàng

TS Nguyễn Trung Nam

Tiến sĩ chuyên ngành Miễn dịch học

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc và liêu pháp gen

Phó Viện trưởng, Viện Công nghệ Sinh học

Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

Nguyễn Trung Nam là một nhà nghiên cứu về Miễn dịch học, Công nghệ sinh học, và Tế bào gốc.

Nguyễn Trung Nam tốt nghiệp cử nhân tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1998 và hoàn thành khoá luận Tiến sỹ tại Đại học Greiswald, CHLB Đức, chuyên ngành Miễn dịch học năm 2006.

Từ năm 1998-nay, TS. Nguyễn Trung Nam làm việc tại Viện Công nghệ sinh học (IBT), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST).

TS. Nguyễn Trung Nam đã có 4 năm làm postdoc và trợ lý giáo sư tại Viện Nghiên cứu tiên tiến về Miễn dịch học, Đại học Osaka, Nhật Bản và tham gia nhiều khoá đào tạo ngắn hạn về y-sinh học tại các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan…

Ông đã chủ nhiệm và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu các cấp và công bố hơn 100 công trình trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước. Ông cũng tham gia giảng dạy tại nhiều cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trong cả nước.

Hiện nay, TS. Nguyễn Trung Nam đang là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc và liệu pháp gen, IBT, VAST. Các nghiên cứu trong nhóm của ông liên quan đến tăng sinh tế bào gốc, chức năng của tế bào gốc, ứng dụng của tế bào gốc, chức năng của một số loại tế bào miễn dịch, cơ chế phân tử trong điều hoà hệ thống miễn dịch và mối tương tác giữa tế bào miễn dịch và tế bào gốc trong một số bệnh lý. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu về chế tạo các loại vắc-xin thế hế mới ứng dụng trên gia cầm và động vật.

Cùng các Phó Chủ Tịch Hội

  • PGS.TS.BS Lê Văn Đông. Cục phó Cục Quân Y, nguyên cán bộ giảng dạy bộ môn miễn dịch Học viện Quân y.
  • Phó tổng thư kí: TS Hoàng Thanh Vân, Trưởng khoa ứng dụng tế bào gốc, Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec.