DỊCH VỤ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với các quốc gia, các chính phủ, công ty và công dân trong những thập kỷ tới. Sự phát thải của khí carbon dioxide (CO2) và các loại khí nhà kính khác do hoạt động của con người, sẽ có ảnh hưởng đến môi trường, khí hậu và điều kiện sống trong tương lai. Theo các nhà khoa học lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu vào năm 2050 phải được cắt giảm 85% dưới mức phát thải của năm 2000 để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu đến 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ tăng lên trên mức này sẽ tạo ra những tác động ngày càng khó lường và nguy hiểm cho con người và các hệ sinh thái. Do vậy việc tăng cường nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính do con người ngày đang ngày càng cấp bách.
Hiện tại các chính sách của các chính phủ sẽ không đủ để giải quyết vấn đề. Nó cần phải đi đôi với sự lãnh đạo và sự đổi mới trong kinh doanh để thực hiện quá trình cắt giảm này. Hành động của công ty trong việc giảm phát thải khí nhà kính cũng thể hiện tinh thần kinh doanh có trách nhiệm. Bằng cách giải quyết vấn đề phát thải khí nhà kính, công ty có thể xác định các cơ hội để đạt được các mục tiêu phát thải, giảm thiểu rủi ro và khám phá những lợi thế cạnh tranh cho công ty mình theo chính sách vận hành thị trường trên cơ sở phát thải carbon thấp. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (hay còn gọi là Báo cáo dấu chân carbon) là công cụ để doanh nghiệp chứng minh sự giảm thiểu khí nhà kính của mình.
Tại sao phải kiểm kê khí nhà kính:
– Đáp ứng yêu cầu của luật – Luật môi trường năm 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn việc kiểm kê khí nhà kính (Quyết định 01/2022/QĐ-TTg và nghị định 06/2022/NĐ-CP)
– Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm về môi trường – một trong các yêu cầu của họ là doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường
– Thể hiện cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường của Doanh nghiệp.
Nội dung chính của kiểm kê khí nhà kính:
(1) Xác định phạm vi và các nguồn phát thải chính của tổ chức
Phạm vi ở đây được hiểu là sản phẩm hoặc dịch vụ được tổ chức xác định để đưa vào báo cáo phát thải khí nhà kính. Một tổ chức có thể gồm một hoặc nhiều cơ sở sản xuất hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Các sản phẩm/dịch vụ này có thể do tổ chức quản lý hoặc góp vốn/có một phần trách nhiệm (cổ phần). Tổ chức có thể lựa chọn một phần hoặc toàn bộ các sản phẩm/dịch vụ của mình để thiết lập báo cáo phát thải khí nhà kính cho sản phẩm/dịch vụ đó.
Trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính, có 02 mức độ của phạm vi báo cáo cần lưu ý. (1) Phát thải trực tiếp là các dạng phát thải bắt buộc phải được đưa vào trong báo cáo, liên quan tới tất cả các phát thải từ các nguồn thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bởi công ty. (2) Phát thải gián tiếp bắt buộc phải báo cáo liên quan đến tất cả các phát thải từ năng lượng đã mua; Phát thải gián tiếp tự nguyện (có thể không báo cáo) gồm phát thải gián tiếp khác do hoạt động công ty từ các nguồn không được kiểm soát bởi các công ty ví dụ như phát thải từ các nhà cung cấp, dịch vụ. Các nguồn phát thải thuộc các phạm vi cần được tổng hợp và thống kê một cách chi tiết để không bị bỏ sót.
(2) Định lượng mức độ phát thải trực tiếp, gián tiếp thông qua CO2e (CO2 tương đương) – mức độ phát thải qui đổi ra CO2 của tổ chức.
Sau khi xác định được phạm vi và các nguồn thải liên quan, các thông số thống kê sẽ được mô hình hóa và lượng hóa thành phát thải Carbon tương đương, tức là qui đổi các loại phát thải khác nhau (điện, nước, xử lý chất thải,…) thành phát thải Carbon tương đương để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường. Theo tiêu chuẩn khí nhà kính (GHG Protocol), có 07 loại khí nhà kính mà trong đó CO2 được đánh giá tiềm năng nóng lên toàn cầu nhỏ nhất (1) nhưng có tỷ lệ % tổng lượng phát thải do con người là lớn nhất (76%).
Việc kiểm kê khí nhà kính cần sự liên tục và thống kê chi tiết các nguồn phát thải đối với các phạm vi phát thải được doanh nghiệp xác định để có được số liệu chi tiết và tương đối chính xác cho mức độ ảnh hưởng tới môi trường của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức/doanh nghiệp.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty Cổ phần 3TPLUS Việt Nam để được hỗ trợ.
Việt Tiến, công ty CP 3TPLUS Việt Nam.