PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế – IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.

Hiện nay trên thế giới đã phát triển nhiều hệ tiêu chuẩn hướng tới phát triển bền vững nhằm giúp các tổ chức, các nhân chứng mình với khách hàng các bên quan tâm về cam kết phát triển bền vững của mình. Các tiêu chuẩn đưa ra các khuôn khổ cho các tổ chức, doanh nghiệp nhận biết, giảm thiểu và quản lý các tác động không mong muốn đến con người, môi trường và xã hội.

Các tiêu chuẩn quốc tế tập trung vào:

1 – Quản lý môi trường :

  • Tối ưu sử dụng tài nguyên
  • Giảm thiểu phát thải ra môi trường
  • Tăng cường tái chế chất thải
  • Tăng cường sử dụng năng lượng có nguồn gốc sinh học
  • Tính toán phát thải khí nhà kính và các sáng kiến cả tiến
  • Trung hòa Carbon

2 – Quản lý năng lượng:

  • Tối ưu sử dụng năng lượng
  • Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

3 – Trách nhiệm xã hội:

  • Đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động
  • Giảm ảnh hưởng đối với cộng đồng

4 – An toàn cho người lao động:

  • Nhận diện, loại bỏ, giảm thiểu, và kiểm soát các mối nguy và rủi ro cho con người
  • Giảm thiểu tại nạn và bệnh nghề nghiệp.

Trong chiến lược phát triển các doanh nghiệp các quan tâm đến các yêu cầu về phát triển bên vững của thị trường, khách hàng và xã hội để đón đầu với sự phát triển của kính tế thế giới và tránh được các ràn cản khi sản phẩm thâm nhập vào các thì trường phát triển trên thế giới.